Bạn yêu âm nhạc và muốn thưởng thức giai điệu một cách trọn vẹn nhất? Bạn muốn karaoke trên nền nhạc mạnh mẽ, sống động? Nếu vậy, bạn cần đầu tư một chiếc loa có âm sắc hay, rõ ràng và một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng âm thanh là mạch phân tần loa kéo.
Bộ phận này như “cầu nối” giúp âm thanh từ loa Bass, loa Mid và loa Treble hòa quyện với nhau một cách hoàn hảo nhằm mang đến cho người nghe những trải nghiệm âm thanh tuyệt vời. Trong bài viết này, hãy cùng Nanomax tìm hiểu về mạch phân tần và nguyên lý hoạt động của chúng như thế nào nhé.
1. Mạch phân tần loa kéo là gì?
Nói một cách đơn giản, mạch phân tần loa kéo là một bảng mạch điện tử gồm điện trở, tụ điện và cuộn cảm có chức năng hoạt động khác nhau nhưng mục đích chính là nâng cao chất lượng âm thanh.
Đặc biệt, bộ phận này ngăn chặn tần số thấp, dòng điện lớn đi vào loa Bass, loa Treble nên hạn chế tình trạng chập cháy khi dòng điện bị quá tải.
Mạch phân tầng được ứng dụng cho loa 2 – 3 đường tiếng, loa full, loa sub, …
Ngoài ra, nếu không có mạch phân tần thì khi nhiều người cùng hát một đoạn nhạc sẽ không thể nào khớp nhịp với nhau hoàn toàn gây ồn ào, khó nghe. Nhưng khi có mạch phân tần thì nhiều giọng hát sẽ không lẫn vào nhau, rõ ràng và tách bạch hơn.
2. Có mấy loại mạch phân tần loa kéo
Thông thường, mạch phân tần được chia làm 2 loại chính là mạch phân tần loa kéo 2 đường tiếng và mạch phân tần loa kéo 3 đường tiếng.
Tham khảo thêm >>> Cách phân biệt loa kéo 2 đường tiếng với 3 đường tiếng cực dễ.
Mạch phân tần 2 đường tiếng: Giúp tăng cường âm Bass, Treble cho loa 2 đường tiếng, đặc biệt là loa kéo bass 20cm, loa full bass 25cm, …
Mạch phân tần 3 đường tiếng: Giúp tăng cường âm Bass, Mid, Treble cho loa kéo 3 đường tiếng, loa cột, loa hội trường,…
3. Mạch phân tần loa hoạt động như thế nào?
Nguyên lý hoạt động của mạch phân tần loa kéo phụ thuộc vào các linh kiện cấu tạo nên mạch điều khiển là điện trở, cuộn cảm và tụ điện. Mỗi bộ phận sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau và tính năng hoạt động cũng khác nhau.
3.1. Điện trở
Điện trở có vai trò vô cùng quan trọng đối với loa Treble, tính năng của nó là giảm cường độ dòng điện đi qua nhằm bảo vệ loa khỏi tình trạng cháy nổ khi hoạt động với công suất cao. Do đa số các cuộn dây điện từ của loa Treble đều được làm bằng đồng với kích thước nhỏ dẫn đến khả năng chịu tải thấp.
Chính vì thế, điện trở giúp làm giảm cường độ dòng điện đi qua để bảo vệ loa Treble và nâng cao tuổi thọ thiết bị.
3.2. Cuộn cảm
Một linh kiện không thể thiếu trong mạch phân tần loa kéo là cuộn cảm, đây là bộ phận có chức năng chặn tần số âm thanh cao và chỉ có tần số âm thấp qua loa.
Hiểu theo cách đơn giản, bộ phận này sẽ loại bỏ tần số cao và giữ lại tần số thấp để loa Bass hoạt động tốt hơn.
Nếu loa Bass có công suất lớn thì cuộn cảm phải có kích thước lớn để tránh tình trạng chập cháy hay loa kéo hoạt động kém hiệu quả.
3.3. Tụ điện
Trái ngược với vai trò của cuộn cảm, tụ điện có nhiệm vụ ngăn chặn tần số âm thanh thấp để âm thanh tần số cao đi qua dễ dàng.
Vì âm tần số thấp có nhiều năng lượng nên khi đi qua rất dễ làm hỏng mạch loa, đặc biệt là loa Treble.
4. Vì sao nên sử dụng phân tầng mạch loa?
Mỗi dòng loa có cấu tạo và thiết kế khác nhau nên mạch phân tần cho từng dòng loa sẽ có tần số hoạt động, kích thước, vật liệu, hãng sản xuất khác nhau.
Tuy nhiên, tất cả các mạch phân tần đều có nhiệm vụ chung là bảo vệ loa, tăng tuổi thọ sử dụng và mang đến chất lượng âm thanh tốt hơn.
Chính vì thế, nếu nhà sản xuất không trang bị mạch phân tần trên loa kéo thì thiết bị sẽ không được bảo vệ và dễ xảy ra tình trạng chập cháy mạch trong lúc hoạt động.
Đồng thời, mạch phân tần còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng âm thanh phát ra.
Nếu loa kéo muốn có chất âm tuyệt vời thì loa và phân tần mạch loa phải đồng bộ với nhau, nếu chúng không đồng bộ sẽ làm dải âm bị lệch pha. Lúc này chất âm phát ra sẽ không hay và có thể gây hại cho loa.
Mạch phân tần loa kéo là một linh kiện quan trọng có vai trò phân chia tần số âm thanh cho từng loa con trong hệ thống loa kéo. Bên cạnh đó, bộ phận này giúp đảm bảo âm thanh phát ra rõ ràng, sắc nét và không bị lẫn tạp âm.
Bài viết này là một số thông tin về mạch phân tần loa cũng như nguyên lý hoạt động của chúng. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức hữu ích về loa kéo, từ đó có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng và bảo vệ loa tốt hơn.